Các kiểu màu sắc của đá quý
Tùy thuộc vào nguyên nhân tạo màu mà đá quý được chia thành các loại sau đây:
- Màu tự sắc: do các nguyên tố cấu trúc gây nên như Mn trong rodonit, Fe trong
- Màu ngoại sắc: do các tạp chất khác nhau, chủ yếu là các nguyên tố chuyển tiếp gây ra, ví dụ: ruby do Cr3+, saphia do đồng thời cả cặp Fe2+ và Ti4+, kim cương do N,v.v;
- Màu giả sắc: do các hiện tượng ánh sáng đặc biệt như tán xạ bề mặt (opal,labradorit), phản chiếu bên trong (sao, mắt mèo) v.v

Tính đa sắc và phương pháp xác định
Tính đa sắc là một đặc tính quan trọng trong việc giám định đá quý. Khi quan sát theo các hướng khác nhau, một số đá dường như có màu sắc hay độ đậm nhạt khác nhau theo phương khác nhau của tinh thể đá quý. Hiện tượng này chỉ quan sát thấy ở các khoáng vật có tính dị hướng quang học (lưỡng chiết suất). Đối với các vật liệu đơn chiết, ánh sáng bị hấp thụ không đồng đều, không phụ thuộc vào hướng truyền sáng trong vật liệu đó. Trái lại, trong các vật liệu lưỡng chiết, sự hấp thụ ánh sáng có thể thay đổi theo hướng truyền ánh sáng.
Sự thay đổi về hấp thụ ánh sáng theo hướng truyền sáng được gọi là hiện tượng đa sắc. Nếu viên đá có hai màu khác biệt theo 2 hướng khác nhau thì viên đá được coi là có nhị sắc. Nếu viên đá có ba màu có phương hướng khác nhau thì viên đá được gọi là tam sắc. Đối với viên đá tam sắc, ta chỉ có thể quan sát được hai màu theo hướng nào đó. Thí dụ, một hướng cho màu đỏ và lục, còn hướng khác cho màu lục và vàng, còn hướng thứ ba cho màu đỏ và vàng.
Hiện tượng đa sắc không thể thấy được nếu ta quan sát dọ theo trục quang, vì theo hướng này ánh sáng không bị phân cực và chỉ thấy một màu duy nhất, các viên đá đơn trục quang có một hướng không đa sắc. Còn các viên đá lưỡng trục quang có 2 hướng mang tính chất này.

Tính đa sắc thường quan sát bằng mắt thường trừ những đá có đa sắc rất mạnh. Để quan sát hiện tượng này người ta dùng một dụng cụ được gọi là kính nhị sắc-dichroscope.
Kính nhị sắc
A- Một ống kim loại, ở giữa có đặt một thỏi canxit hình thoi B được gắn chặt bởi nút C, ở cuối ống A là thị kính E. Lăng kính thủy tinh D được gắn chặt với thỏi canxit B, để các tia sáng được truyền qua trực tiếp. Ống A được lắp vào trong ống F với một cửa sổ hình chữ nhật G. Phía bên phải của sơ đồ là hình tượng trưng cho hai hình ảnh của sổ G của kính nhị sắc khi nhìn qua thị kính. Để kiểm tra viên đá, ta giữ nó trước của sổ G của kính nhị sắc và nhìn vào đó qua thị kính tròn từ đầu bên kia (E) hướng kính nhị sắc vào một nguồn sáng trắng. Lúc này quan sát màu qua kính nhị sắc sẽ thấy hiện tượng sau: Nếu ta thấy một màu đồng nhất thì đá là đơn chiết hoặc mặt cắt viên đá đơn góc với quang trục, lúc đó phải xoay thêm viên đá theo nhiều phương khác nhau. Nếu ta thấy ở hai cửa sổ 2 màu khác nhau thì viên đá có tính đa sắc. Cần chú ý là việc xoay viên đá là một yếu tố quan trọng trong việc kiểm nghiệm đá bằng kính nhị sắc.
Đối với một số loại đá ta không thấy 2 màu khác nhau rõ rệt ở hai của sổ mà thấy một màu nhưng mức độ đậm nhạt khác nhau như saphia cho màu xanh đậm ở một cửa sổ và màu xanh nhạt ở của sổ kia.
Nhiều loại kính nhị sắc (dichroscope) được cải tiến để có thể gắn chặt dễ dàng quay về trước cửa sổ thiết bị. Ngoài ra, kính nhị sắc còn được chế tạo từ các tấm phân cực polaroid.
Lọc màu Chelsea và một số kính lọc màu đặc biệt trong xác định đá quý
Emorot-một loại đá gần như là duy nhất trong các loại đá màu lục, cho một phần đáng kể phần ánh sáng màu đỏ và một phần của quang phổ qua nó và hấp thụ ở một chừng mực nào đó có ánh sáng màu lục – vàng của quang phổ. Chính vì vậy, khi nhìn qua kính lọc Chelsea (lọc emorot) nó gần như nào có màu đỏ, trong khi đó hầu hết các loại đá thiên nhiên màu lục và đá giả chúng khi nhìn quan kính lọc Chelsea lại có màu lục.

Khi thử, người ta đặt viên đá lên trên hoặc dưới nguồn sáng trắng, mạnh, tốt nhất là nguồn cáp quang, cần tấm lọc để gần mắt và quan sát màu của viên đá qua tấm lọc chú ý không để tấm lọc xa mắt nhìn để không bị ảnh hưởng của ánh sáng ngoại lai khi nhìn qua tấm lọc.
Màu của các loại đá quý khác nhau qua kính lọc Chelsea thể hiện qua bảng sau:
Nhóm màu xanh lục
Alexandrit Đỏ
Aquamarin Xanh lục
Avanturin Đỏ nhạt
Crom canxedon Đỏ
Crizopra Xanh lục
Canxedon nhuộm màu Đỏ nhạt
Emorot Hồng – đỏ
Emorot (Nam phi, Ấn độ) Giữ lại màu xanh
Emorot tổng hợp Đỏ rực
Saphia tổng hợp Đỏ
Saphia Xanh lục
Spinen Xanh lục
Corindon tổng hợp Đỏ
Spinen tổng hợp Đỏ
Peridot Xanh lục
Enstatit Xanh lục
Hidenit Hồng nhạt
Jadeit Xanh lục
Jadeit bị nhuộm màu Đỏ
Tuamalin Xanh lục
Fluorit Đỏ nhạt
Zircon Đỏ nhạt
Thủy tinh (glass) Xanh lục
Đemantoit (granat) Đỏ nhạt

Nhóm đá màu đỏ
Ruby tự nhiên, tổng hợp Đỏ phát sáng mạnh
Spinen tự nhiên, tổng hợp Đỏ phát sáng mạnh
Granat Đỏ sẫm
Nhóm màu đá xanh lam
Aquamarin Lục nhạt
Thủy tinh hồ bột xanh sẫm Đỏ
Thủy tinh hồ bột xanh nhạt Lục nhạt
Lazurit Đỏ nâu
Saphia Lục sẫm
Saphia tổng hợp Lục nhạt – xanh biển (xanh bẩn)
Spinen Đỏ nhạt
Spinen tổng hợp màu xanh biển nhạt Da cam
Zicon Lục nhạt
Nhóm đá màu tím
Ametit Đỏ nhạt
Saphia tím Đỏ sáng

Các phương pháp xác định màu sắc đá quý
Để phân biệt và xác định màu sắc người ta dùng các thiết bị sau: kính lọc màu Chelsea, kinh nhị sắc, máy đo màu (colormaster của GIA), kính quang phổ.
Công ty cổ phần Trang sức và Đá quý Việt nam là một trong những công ty hàng đầu cả nước về thiết kế, chế tác về đá quý và trang sức. Nếu có mong muốn tư vấn thiết kế sản phẩm trang sức, đá quý mang tính “cá nhân hóa và gắn liền với câu chuyện của bản thân”, Quý khách vui lòng đăng ký trực tiếp trên website để được phục vụ tốt nhất.
Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY. Ngoài ra, nếu Quý khách cần hỗ trợ luôn, vui lòng nhắn tin tại TẠI ĐÂY (24/24).